Tại Sao Gội Đầu Xong Vẫn Có Gàu

Gàu, Gàu Nữa, Gàu Mãi: Tại Sao Gội Đầu Xong Vẫn Có Gàu?

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu? Có đến 1000 lý do và cũng có 1001 cách điều trị. Trị gàu tuy không khó, nhưng cần tiến hành bài bản và hiểu rõ bản chất vấn đề. Cùng Fox Cosmetics tìm hiểu ngay cách xử lý trong bài viết sau đây.

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu?

Tại sao gội đầu xong vẫn bị gàu?
Tại sao gội đầu xong vẫn bị gàu?

Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu rơi lả tả trên vai áo? Đây đây, câu trả lời đã sẵn dành dưới đây:

– Gội đầu mỗi ngày: Thói quen này sẽ làm cho gàu nặng hơn, thậm chí gây nấm da đầu. Dầu gội sẽ làm cho lớp dầu bảo vệ da đầu bị trôi mất. Để bù đắp lại, da đầu lại tiết ra nhiều dầu hơn. Thế là lỗ chân lông bị tắc và sản sinh vi khuẩn gây ra nấm, gàu.

– Gội đầu bằng nước nóng: Nước nóng sẽ làm da đầu bị khô. Tương tự như gội đầu mỗi ngày, da đầu cũng sẽ sinh ra dầu nhờn nhiều hơn. Từ đó gây ra vảy gàu và nấm tóc. Việc sấy tóc cũng gây ra tác hại tương tự.

– Tác động mạnh lên da đầu: Gãi đầu hoặc chải đầu quá mạnh sẽ làm trầy da đầu. Từ đó gây ra tổn thương da đầu. Phần da bong tróc sẽ tạo thành vảy gàu.

Gàu: Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Nếu bị bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là crush phát hiện thì hơi xấu hổ thôi. Chứ bản chất gàu không đáng sợ lắm đâu!

Gàu là gì vậy?

Hiện tượng da đầu ngứa và bong tróc khá bình thường mà chúng ta quen gọi là đào thải tế bào chết. Sau đó, các tế bào mới sẽ được sinh ra, thay thế lớp tế bào cũ già cỗi. Hiện tượng này được xem như một quá trình sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, nếu thời gian thay thế tế bào thu ngắn lại chỉ còn 2 – 3 tuần/lần thì được xem là bị gàu. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các vảy gàu có thể gây ra những tình huống lúng túng và làm bạn mất tự tin khi giao tiếp.

Tại sao da đầu đang khỏe lại bị gàu?

Tại sao da đầu đang khỏe lại bị gàu?
Tại sao da đầu đang khỏe lại bị gàu?

Có nhiều nguồn gây ra tình trạng da đầu bị gàu. Mà các nguyên nhân hàng đầu có thể kể đến là:

– Da đầu bẩm sinh tiết nhiều dầu nhờn hơn bình thường. Khi đó, các tế bào chết không rơi được mà bị lớp dầu giữ lại. Càng lúc càng nhiều tế bào chết bị giữ lại, dẫn đến tắc lỗ chân lông. Từ đó, các vảy gàu hình thành rõ rệt.

– Việc đội nón bảo hiểm thường xuyên hoặc mũ bị mất vệ sinh cũng là một tác nhân phổ biến làm da đầu bị gàu. Không gian bí bách của nón bảo hiểm được sự “đồng minh” của mồ hôi, bụi đường là điều kiện lý tưởng nhất cho vi khuẩn gây ra gàu sinh trưởng.

– Một số thói quen chăm sóc tóc phản khoa học cũng có thể gây ra gàu và nấm tóc như dùng lược cũ, ít giặt vỏ gối, gội đầu sai cách, để tóc ướt đi ngủ,…

hoặc uốn tóc xong thì gặp tình trạng gàu dai dẳng khó trị.

– Một số trường hợp gàu sinh ra do các bệnh ký như vảy nến, chàm, sừng, suy giảm miễn dịch hoặc rối loạn nội tiết tố.

Trong điều kiện nào thì gàu phát triển mạnh nhất?

Không ít người cho rằng gàu có thể hiện diện ở bất kỳ ai – “trời kêu ai nấy dạ”. Tuy nhiên, thực tế, gàu dễ xuất hiện ở những đối tượng sau:

– Nam dễ bị gàu hơn nữa. Bởi vì tuyến dầu nhờn và hormone nam hoạt động mạnh mẽ hơn nữ. Vì vậy, tỷ lệ nam giới bị gàu cũng cao hơn.

– Việc ăn uống không đủ chất cũng gây ra gàu trên tóc. Nếu bị gàu, bạn có thể nghĩ đến việc tích cực bù đắp 3 chất sau: Kẽm, vitamin B và chất béo. Bởi vì việc thiếu 3 dưỡng chất này sẽ làm tăng nguy cơ sinh gàu.

– Một số bệnh lý có vẻ không liên quan nhưng thực chất lại rất liên quan đến tình trạng gàu gia tăng. Dù chưa có lời giải thích rõ ràng từ khoa học, nhưng nhiều quan sát cho thấy người bệnh Parkinson, đau tim, đột quỵ và suy giảm miễn dịch thường bị gàu trên tóc.

Điều trị gàu: Không khó nhưng cần tập trung tổng lực

Điều trị gàu: Không khó nhưng cần tập trung tổng lực
Điều trị gàu: Không khó nhưng cần tập trung tổng lực

Gàu tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức. Nếu điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh sẽ thường xuyên quay lại. Điều may mắn là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nếu điều áp dụng đúng cách.

Phối hợp “trong uống ngoài thoa”

Về bên trong, bổ sung dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày là việc làm rất cần thiết. Collagen, Vitamin (A, E và C), kèm và Biotin là những chất thường có tác dụng trị gàu, cũng như cải thiện “sức khoẻ“ tóc và da đầu. Bạn có thể tìm thấy những liều “thuốc bổ tóc” này trong bơ, trứng, sữa, rau xanh, khoai lang, yến mạch, ngũ cốc, hạt và các loại cá.

Về bên ngoài, lưu ý hàng đầu là các sản phẩm chăm sóc tóc. Dầu gội trị gàu, dầu xả, ủ tóc,… là những sản phẩm cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thành phần, ưu tiên các sản phẩm từ thiên nhiên, cấp ẩm tóc và hạn chế các chất tẩy rửa. Tương tự như vậy, dụng cụ chăm sóc tóc như lược không nên quá bén nhọn, máy sấy tóc không nên để chế độ quá nóng,…

Sử dụng dầu gội phù hợp

Sử dụng dầu gội phù hợp
Sử dụng dầu gội phù hợp

Dầu gội trị gàu là sản phẩm chuyên dùng để trị gàu và nấm tóc. Thông thường, bạn cần phải sử dụng 2 – 3 lần/tuần, cho đến khi gàu được kiểm soát. Sau khi hết gàu, bạn nên duy trì ít nhất 1 lần/tuần để tránh tình trạng lặp lại.

Để chọn được sản phẩm hiệu quả, bạn có thể căn cứ vào thành phần sản phẩm. Dưới đây là những chất thường có trong các sản phẩm trị gàu:

– Zinc pyrithione: Hay còn gọi là kẽm kháng khuẩn, có công dụng loại bỏ nấm trên da đầu.

– Hắc ín than: Có tác dụng làm chậm lại chu trình hình thành tế bào chết, từ đó ngăn tình trạng viêm da và gàu.

– Ketoconazol: Đây là chất kháng nấm phổ rộng, đặc biệt hiệu quả với gàu và nấm tóc.

– Selenium Sulfide: Tương tự như hắc ín, đều có công dụng làm chậm chu kỳ tế bào da đầu bong tróc. Từ đó hạn chế vảy gàu và đưa chu kỳ hình thành tế bào chết trên da đầu về trạng thái bình thường.

Kết hợp ủ tóc bằng nguyên liệu thiên nhiên

Nếu biết trước những nguyên liệu bình dân dưới đây có thể trị gàu, mùa Hè của bạn rất có thể đã đỡ ngứa và bong tróc hơn.

Baking Soda

Sau khi làm ướt tóc, bạn thoa một ít Baking Soda lên tóc và massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 30 phút, bạn gội đầu lại bằng nước ấm. Không cần xả lại bằng dầu gội cũng được.

Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy tóc hơi khô. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì sử dụng, lượng dầu tự nhiên sẽ được sản sinh. Từ đó giúp tóc sạch gàu và mềm mượt hơn.

Nước cốt chanh

Đầu tiên, bạn vẫn gội đầu với dầu gội như thông thường. Sau khi xả sạch với nước, bạn dùng 2 muỗng nước cốt chanh bôi chính xác lên phần da đầu. Để tạo điều kiện cho nước cốt chanh thẩm thấu, bạn có thể massage nhẹ nhàng. Sau khoảng 30 phút, bạn dùng nước ấm để xả sạch tóc. Sau vài lần áp dụng cách làm này, lượng vảy gàu sẽ giảm đi thấy rõ.

Mật ong

Kết hợp ủ tóc bằng mật ong
Kết hợp ủ tóc bằng mật ong

Được xem là hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên, mật ong rất hữu hiệu trong việc trị gàu. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với nước ép hành tây theo tỷ lệ bằng một nửa lượng mật ong. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này như một loại serum trị gàu trong khoảng 30 phút, rồi gội lại với nước sạch. Những mảng gàu sẽ giảm thấy rõ sau một vài lần sử dụng.

Nha đam

Tất cả những gì bạn cần là một chiếc muỗng để lấy phần gel của nha đam. Sau khi làm ướt tóc, bạn thoa phần gel vừa cạo lên và ủ khoảng 15 phút. Cuối cùng, bạn đừng quên gội lại với nước sạch để da đầu không khô và hạn chế gàu.

Dầu dừa

Ngoài dầu dừa, bạn cần trộn thêm với một ít sữa chua không đường. Với hỗn hợp này, bạn có thể ủ tóc 20 – 25 phút rồi gội lại với nước sạch. Đây là một công thức khá phổ biến và hiệu quả cho những bạn bị gàu nặng.

Quy trình gội đầu để trị gàu triệt để

Quy trình gội đầu để trị gàu triệt để
Quy trình gội đầu để trị gàu triệt để

Chỉ với 4 bước dưới đây:

Bước 1: Chải và ủ tóc

Việc chải và ủ tóc trước khi gội nhằm mục đích tránh đứt gãy khi vò tóc. Trong lúc chảy, nếu tóc bị rối, bạn nên nhẹ nhàng gỡ ra chứ không nên dùng lược kéo mạnh. Tiếp theo, bạn nên ủ tóc với dầu dừa khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp da đầu được cấp ẩm, còn tóc thì mềm mượt và ít rối hơn.

Bước 2: Gội đầu nhẹ nhàng

Với những bạn đang điều trị gàu, bạn nên ưu tiên dùng dầu gội chuyên dụng. Bạn chỉ cần dùng một lượng dầu gội vừa đủ để thoa lên tóc và da đầu – đã được làm ướt trước đó. Đồng thời, bạn cần phải massage nhẹ nhàng nhưng không nên chà xát quá mạnh.

Nhiều bạn cứ tưởng càng chà mạnh càng sạch gàu. Tuy nhiên, hành động này chỉ gây ra bong tróc da đầu, xơ rối và gãy rụng nhiều hơn mà thôi.

Bước 3: Xả tóc đúng cách

Với người bình thường, dầu xả không phải sản phẩm bắt buộc. Nhưng với những ai đang bị gàu nặng thì đây là sản phẩm phải có trong nhà tắm. Công dụng của dầu xả không chỉ là làm sạch dầu gội, mà còn dưỡng ẩm da đầu, bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mái tóc khỏe. Tuỳ mỗi loại dầu xả mà sẽ có thành phần dưỡng chất khác nhau.

Khi xả tóc, bạn chỉ nên thoa dầu xả vào 2/3 sợi tóc, nghĩa là thân và ngọn tóc. Hạn chế để dầu xả tiếp xúc với da đầu và chân tóc.

Bước 4: Làm khô tóc

Tóc ướt đồng nghĩa với tóc yêu, nhưng làm khô tóc cũng phải thận trọng. Nên làm khô tóc bằng máy sấy hay để khô tự nhiên?

Khăn lau đầu nên là loại mềm, mỏng. Thao tác lau khô tóc cũng cần nhẹ nhàng và hạn chế chà xát. Đặc biệt, tóc khô tự nhiên là tốt nhất. Nếu dùng máy sấy thì nên sấy lạnh để tránh tóc xơ rối vì nhiệt độ cao.

Một số “mẹo” để gội đầu xong là gàu giảm hẳn

Một số "mẹo" để gội đầu xong là gàu giảm hẳn
Một số “mẹo” để gội đầu xong là gàu giảm hẳn

– Không đi ngủ khi tóc còn ướt vì rất dễ sinh ra nấm da đầu.

– Không đội mũ chung với người khác vì rất dễ lây nhiễm chéo.

– Không sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có nhiều chất tẩy rửa và hoá chất vì sẽ làm tóc yếu.

– Không gội đầu hằng ngày vì dễ làm mất độ ẩm và bong tróc da đầu.

– Không dùng móng tay chà xát da đầu vì có thể làm tổn thương da đầu và lớp màng bảo vệ.

Những sai lầm làm gàu sinh ra và nặng thêm

Những sai lầm làm gàu sinh ra và nặng thêm
Những sai lầm làm gàu sinh ra và nặng thêm

Sử dụng dầu gội không phù hợp: Dầu gội sẽ giúp làm sạch tóc và da đầu. Nhưng không có nghĩa là loại nào cũng tốt. Những dầu gội có tính tẩy mạnh sẽ làm mất đi lớp dầu dưỡng tự nhiên của da đầu. Từ đó làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, khiến cho vừa gội đầu xong mà tóc đã bết, gàu đã xuất hiện.

Gãi đầu quá mạnh: Gàu gây ngứa. Gãi giúp hết ngứa. Nhưng gãi không làm hết gàu. Khi gãi mạnh, chân tóc sẽ bị tổn thương, bong tróc và lại tạo ra thật nhiều mảng gàu. Thay vào đó, bạn nên massage nhẹ nhàng với móng tay đã cắt gọn. Như vậy sẽ tốt hơn cho da đầu và loại bỏ bụi bẩn hiệu quả hơn.

Không sử dụng dầu xả: Dầu xả là sản phẩm rất nên sử dụng với những mái tóc bị gàu. Nó sẽ giúp dưỡng ẩm, bổ sung vitamin và góp một phần vào điều trị gàu đáng kể. Dầu xả cũng hạn chế môi trường thuận lợi để nấm da đầu phát tán.

Gội đầu bằng nước nóng: Nước nóng sẽ gội rửa đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu và lớp tế bào tóc. Dễ nhận thấy, khi gội đầu bằng nước nóng, tóc khô, xơ và dễ gãy rụng hơn.

Sấy tóc không đúng cách: Sấy tóc không xấu. Tuy nhiên, bạn nên dùng máy sấy mát để tóc không bị ảnh hưởng xấu bởi nhiệt độ cao.

Chải tóc khi còn ướt: Khi tóc ước, chải tóc sẽ làm cho tóc dễ gãy rụng hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì tế bào tóc còn ước sẽ mềm và dễ tổn thương hơn. Vậy nên hãy chờ tóc khô rồi tha hồ chải, bạn nhé!

Tóc – tưởng chừng là những sợi mảnh mai và không bao giờ bị tổn thương, nhưng thực tế không phải vậy. Tóc cũng cần được nâng niu và yêu chiều giống như làn da vậy. Tại sao bạn có thể bỏ cả triệu để mua mỹ phẩm dưỡng da, còn tóc thì không nhỉ? Đừng chờ đến khi gàu ghé thăm rồi mới cuống cuồng. Chỉ với thao tác lưu lại bài viết này và chia sẻ với những ai đang băn khoăn: Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu? Hãy cùng giúp nhau yêu thương “gốc con người” nhé!

Bài viết liên quan

Top 19 Viên Uống Vitamin C Tốt Nhất Hiện Nay 2023

Truy Cập NhanhTại sao gội đầu xong vẫn có gàu?Gàu: Đừng nghiêm trọng hóa vấn [...]

11 Mẹo Dân Gian Chữa Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hiệu Quả

Truy Cập NhanhTại sao gội đầu xong vẫn có gàu?Gàu: Đừng nghiêm trọng hóa vấn [...]

Nhận Định Từ Chuyên Gia! Bà Bầu Ăn Đu Đủ Chín Được Không? 

Truy Cập NhanhTại sao gội đầu xong vẫn có gàu?Gàu: Đừng nghiêm trọng hóa vấn [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Ngay