Kem Chống Nắng

Hiển thị kết quả duy nhất

Sữa Chống Nắng Embellish Sun Cream Hoàn Hảo SPF30 35ml

350,000 VNĐ

Kem chống nắng là loại mỹ phẩm giúp hấp thụ hoặc phản xạ một số bức xạ tia cực tím (UV) của mặt trời và nhờ đó ngăn chặn tình trạng cháy nắng. Sử dụng đều đặn và đúng cách sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và ung thư da.

1. Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là gì
Các ưu điểm nổi bật của dòng kem chống nắng đến từ thương hiệu FOX

Đây là một loại kem dưỡng, gel hoặc xịt có tác dụng chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Ngoài ra, sản phẩm này còn làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn, hạn chế tạo thành nốt ruồi và da chảy xệ.

Dựa vào cơ chế tác động mà sản phẩm này được chia thành 2 loại: Kem vật lý (Tạo thành một hàng rào bảo vệ hấp thụ đến 95% lượng tia UV vào đến da) và kem hóa học (sử dụng các tác nhân hóa học để chuyển đổi tia cực tím thành nhiệt và không gây hại cho da).

Sử dụng kem chống nắng còn giúp ngăn ngừa khối u ác tính, ung thư biểu mô tế bào vảy và 2 loại ung thư da. Một nghiên cứu vào năm 2013, tại Úc, trên 900 người da trắng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người chọn bôi kem phổ rộng mỗi ngày trong 4.5 năm có làn da mịn màng và đàn hồi hơn nhiều so với những người được chỉ định duy trì thói quen cũ.

Nhiều người lo ngại rằng nếu dùng sản phẩm này trong thời gian dài sẽ gây thiếu hụt Vitamin D. Nhưng bạn có thể yên tâm vì trường hợp này rất khó có thể xảy ra. Lượng Vitamin D cơ thể cần thật sự không quá nhiều. Cơ thể chúng ta chỉ cần hấp thụ Vitamin D 2 lần/tuần ở mặt hoặc tay chân là đủ. Khi hấp thụ quá nhiều Vitamin D, cơ thể còn phải tự động đào thải để cân bằng. Do vậy nguy cơ thiếu hụt Vitamin D khi dùng sản phẩm chống nắng là cực kỳ thấp.

2. Kem chống nắng quan trọng như thế nào? Ý nghĩa và các chỉ số chống nắng SPF

Kem chống nắng quan trọng như thế nào
Kem chống nắng đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Tình trạng da khô, da cháy nắng là biểu hiện ban đầu của việc bị tia cực tím tấn công, gây ra nhiều phiền toái cho người sử dụng và cũng rất nguy hiểm. Vì vậy, việc bảo vệ da khỏi ánh nắng là rất cần thiết.

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, sử dụng kem chống nắng góp phần rất quan trọng trong việc chống ung thư biểu mô tế bào vảy và các khối u ác tính. Tuy nhiên, 1 số sản phẩm chống nắng không có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (UVA), UVA là tác nhân chính gây ra ung thư da. Để tăng khả năng bảo vệ, bạn nên chọn sử dụng các loại kem phổ rộng (UVA/UVB).

Bạn thường thấy các sản phẩm chống nắng sẽ có 2 chỉ số SPF và PA in trên bao bì với những con số khác nhau. Trong đó, SPF là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB với tham số từ 1 – 100. Chỉ số này càng cao, chứng tỏ khả năng chống tia UVB càng lâu. SPF cao giúp ngăn tình trạng nổi đỏ, bỏng rát do sự thiêu đốt từ mặt trời.

Trên thị trường, chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Ở điều kiện chuẩn (nhiệt độ phòng), thời lượng chống nắng của 1 SPF là 15p. Để biết sản phẩm đang dùng có “tuổi thọ” bao lâu thì cứ lấy chỉ số nhân 15.

Còn PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA, khác với SPF thể hiện bằng con số, chỉ số này thể hiện bằng dấu cộng (+). Loại kem nào có càng nhiều PA + thì khả năng chống UVA càng cao. Một PA+  có thể chống được 40 – 50%, PA++: 60 – 70%, PA+++: 80 – 90%, PA ++++ có thể chống trên 90%.

Tuy nhiên, SPF và PA chỉ đúng khi trong điều kiện chuẩn. Ở môi trường bên ngoài có nhiều biến đổi ngẫu nhiên, bạn nên duy trì 2 – 3h thoa lại kem chống nắng 1 lần nhé.

3. Review kem chống nắng trên thị trường và cách chọn sản phẩm phù hợp

Đây có lẽ là phần nhiều bạn trông chờ nhất: Các sản phẩm chống nắng “quốc dân” nhất, “xịn” nhất sẽ được review. Trong quá trình tham khảo, bạn có thể chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp cả về nhu cầu và mức giá.

Kem chống nắng trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng về giá thành, chủng loại và dung tích:

    • Nếu phân chia theo giá thành thì có những sản phẩm bình dân dưới 100K, 200K, còn sản phẩm cao cấp có thể từ 500K đến 1 triệu đồng
    • Còn nếu phân loại theo dung tích thì có dung tích 100ml, 200ml, 500ml, 1 lít,… 
    • Nếu phân loại theo công dụng thì có kem 2 trong 1 (2 in 1), 3 trong 1 (3 in 1), 4 trong 1 (4 in 1), 5 trong 1 (5 in 1),… với những chức năng được thêm vào như dưỡng ẩm, chống lão hoá, kiềm dầu, dành cho da mụn,…
    • Cuối cùng là chia theo SPF thì có sản phẩm công dụng trong 8 tiếng và 12 tiếng, tương đương với thời gian duy trì hiệu quả của sản phẩm.

Tuy nhiên, trong bài này FOX sẽ chia làm 2 loại cơ bản nhất: Kem vật lý và kem hoá học. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nếu muốn chọn được sản phẩm phù hợp, bạn cần căn cứ vào loại da và đặc tính sản phẩm. Dưới đây là một vài điểm khác nhau cơ bản của 2 loại kem này:

3.1. Kem chống nắng vật lý

Kem vật lý còn được gọi là Sunblock, chứa thành phần là các khoáng chất tiêu biểu như Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Chúng sẽ tạo ra một lớp bảo vệ trên da, đóng vai trò như “tấm gương phản chiếu” lại tia UVA, UVB khi ánh nắng chiếu vào da. 

Ưu điểm của kem chống nắng vật lý

    • Hoạt động ngay tức thì sau khi bôi lên da.
    • Bền vững trong thời gian khá dài khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
    • Thành phần lành tính nên ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các làn da nhạy cảm.

Hạn chế

    • Khả năng chống nước và chống mồ hôi kém, nên rất dễ bị trôi trong điều kiện bị thấm nước hay mồ hôi ra nhiều.
    • Chất kem thường có màu trắng nên khiến da trông bị trắng bệch.
    • Chất kem dày nên dễ gây bí da, tắc lỗ chân lông và nổi mụn nếu không được tẩy trang kỹ lưỡng.
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
So sánh kem chống nắng vật lý và hóa học

3.2. Kem chống nắng hoá học

Kem hoá học tiếng Anh là Sunscreen, nên khi mua sản phẩm bạn có thể phân biệt được với kem vật lý (Sunblock). Thành phần của kem hoá học là các hợp chất hữu cơ như: Oxybenzone, Octinoxate, Octisalate và Avobenzone.

Cơ chế của sản phẩm chống nắng hoá học là tạo ra phản ứng hoá học, làm thay đổi tia UV thành nhiệt và giải phóng nhiệt đó ra khỏi da.

Ưu điểm của kem chống nắng hoá học

    • Chất kem mỏng nhẹ, dễ dàng thẩm thấu và tiếp với màu da nên không gây hiệu ứng trắng bật tone.
    • Ít khi gây bí bách da, gây nổi mụn, một số loại còn có chức năng kiềm dầu.
    • Lượng kem cần phải bôi ít hơn kem chống nắng vật lý.
    • Đa dạng chỉ số SPF, bổ sung nhiều chức năng như: Chống nước, dưỡng ẩm,….

Hạn chế

    • Không phát huy tác dụng ngay, nên cần phải bôi trước khi tiếp xúc với ánh nắng từ 20 – 30 phút.
    • Thành phần hoá học nên có thể gây kích ứng một số làn da.
    • Không bền vững dưới ánh nắng do thành phần kem đã phản ứng hết với ánh nắng. Thông thường, bạn phải thoa lại sau 2 tiếng sử dụng.

Có nên dùng kem chống nắng vật lý hay không? Hoặc có nên dùng sản phẩm hoá học không? Là tuỳ thuộc vào quan điểm làm đẹp và làn da của mỗi người. Nếu bạn là người có da nhạy cảm hoặc ưa chuộng các sản phẩm làm đẹp tự nhiên thì có thể chọn kem vật lý. Ngược lại, bạn mong muốn sản phẩm tiện lợi, phù hợp với tính chất công việc thường xuyên phải trang điểm thì sản phẩm hoá học có vẻ lý tưởng hơn.

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản kem chống nắng

Dù bạn đang sở hữu loại chống nắng “xịn” và rất đắt tiền, nhưng bạn vẫn cần phải lưu ý một vài thông tin sau để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất:

Lưu tâm đến thứ tự sử dụng kem: Sử dụng kem sau các bước dưỡng da và trước bước trang điểm. Nếu không trang điểm thì dùng nó làm bước cuối. Nên dùng chống nắng sau từ 20 – 30p skin care để đảm bảo không có tạp chất làm giảm hiệu quả của sản phẩm.

Có thời gian chờ kem hoạt động: Đối với các dòng kem hóa học, bạn nên cho kem 20 – 30 phút để thích nghi và bắt đầu phát huy tác dụng trước khi ra nắng. Còn đối với các kem vật lý thuần thì không cần chờ lâu. Ngày nay hầu hết kem vật lý đều có kết hợp thành phần hóa học thì chờ từ 15 – 30 phút nhé.

1 ngày bôi kem chống nắng mấy lần? Mỗi ngày làn da đều phải tiếp xúc với ánh nắng. Do vậy, câu trả lời là sản phẩm chống nắng cần được dùng hằng ngày. Còn mỗi ngày bôi mấy lần thì tuỳ vào từng sản phẩm. Tuy nhiên, lời khuyên chung là bạn nên bôi lại kem sau mỗi  2 giờ đứng dưới ánh nắng liên tục. 

Bôi bao nhiêu là đủ? Nếu bạn có thể dùng cân thì cân từ 1 – 2g còn nếu không thì ước chừng khoảng 1/4 teaspoon kem chống nắng cho cả khuôn mặt. Đối với vùng da cổ, tiết diện lớn hơn và đặc tính da cũng khác nên phải cần đến 2 muỗng cà phê đấy nhé. Tương tự với cánh tay bạn có thể ước lượng cho phù hợp. 

Đừng chà xát mạnh: Thoa kem xong dùng tay vỗ nhẹ để kem tự thẩm thấu và dung hòa cùng dầu trên da. Nhất là kem vật lý, bạn càng chà nó càng bết dính.

Đối với các hoạt động ngoài trời gây ra nhiều mồ hôi hoặc phải tiếp xúc với ánh nắng như bơi lội thì thoa kem sau mỗi 2h. Còn đối với dân văn phòng thì 4h thoa lại nhé. Bạn đừng quên tẩy trang trước khi thoa kem mới.

Bạn có thể sử dụng Vitamin C cùng với kem chống nắng: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bộ đôi này sẽ phát huy công dụng tất tốt nếu được sử dụng cùng nhau. Vitamin C có tác dụng tẩy tế bào chết và làm sáng da, trong khi đó lớp kem sẽ bảo vệ làn da mới khỏi ánh nắng.

Hướng dẫn bảo quản kem chống nắng
Hướng dẫn các cách bạn nên làm để bảo quản kem chống nắng

Một lọ kem chống nắng dùng được bao lâu tuỳ thuộc vào 2 yếu tố: Hạn sử dụng của sản phẩm và quá trình bảo quản của người dùng. Vì vậy, bạn đừng quên bảo quản sản phẩm thật chu đáo để có thể dùng được thật lâu. Dưới đây là một vài lưu ý bạn có thể tham khảo:

    • Để sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
    • Đậy nắp sản phẩm ngay sau khi sử dụng để hạn chế bụi bẩn và quá trình oxy hoá sản phẩm.
    • Bảo quản kem trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ hạn chế được hư hỏng sớm hơn hạn dùng.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản kem chống nắng. Bạn hãy xem qua và áp dụng để sản phẩm phát huy tối đa công dụng. Trong phần tiếp theo của bài viết này, FOX mời bạn tham khảo những thắc mắc có thể gặp khi sử dụng kem chống nắng.

5. Giải đáp một số thắc mắc về kem chống nắng

Dưới đây là một số băn khoăn mà FOX thu thập được từ những khách hàng sử dụng kem chống nắng. Mời bạn tham khảo để trang bị thêm kiến thức làm đẹp an toàn cho bản thân mình.

5.1. Tại sao kem chống nắng làm cay mắt?

Hầu hết nguyên nhân là do người dùng sở hữu một làn da nhạy cảm. Nếu bạn có bôi kem chống nắng vùng mắt và cảm thấy bị cay, rát thì nên tẩy trang sạch và dừng việc sử dụng. Sự kích ứng này có thể đến từ thành phần không phù hợp, hoặc chỉ số chống nắng quá cao mà các vùng da quanh mắt thì quá yếu không thể chịu được lượng chất hóa học lớn như vậy gây ra tình trạng trên. Mắt chỉ phù hợp với chỉ số SPF từ 15 – 34 thôi bạn nhé. Một điểm nữa là bạn nên chọn sản phẩm chống trôi, kiềm dầu để tránh bị kem chảy vào mắt.

5.2. Kem chống nắng bị tách nước là gì?

Kem chống nắng bị tách nước
Kem chống nắng bị tách nước là gì?

Nói đơn giản thì kem chống nắng bị tách nước là kem chống nắng đã hết hạn sử dụng, chất kem không còn được như ban đầu. Sản phẩm chống nắng có thời hạn sử dụng khoảng 2 năm vẫn giữ nguyên tác dụng sau khi mở hộp. Tuy nhiên, nếu có tác động trực tiếp từ ánh sáng chiếu vào, dưới tác động của nhiệt, các tác nhân chống nắng cũng như chất hóa học sẽ bị phá hủy và làm thay đổi kết cấu của kem. Giống như lọ sữa bạn bỏ vào tủ lạnh, khi màu sắc thay đổi, phần kem bị tách và có mùi không còn như ban đầu nữa thì có lẽ bạn nên bỏ nó vào thùng rác.

Trên đây là toàn bộ những câu hỏi và kiến thức xoay quanh kem chống ánh nắng. Bạn có thể tìm hiểu về các sản phẩm kem chống nắng “quốc dân” Đài Loan FOX Cosmetics tại website của chúng tôi. Sản phẩm của FOX luôn an toàn và dịu nhẹ, được nghiên cứu trên 15 năm để dành riêng cho phụ nữ Á Đông.

Gọi Ngay